Xem thêm:
“Xin hỏi Bộ trưởng là gói 30 nghìn tỷ đâu rồi?”
Cùng với đề xuất mở rộng quyền kinh doanh địa ốc tại Việt Nam của người nước ngoài, quyền sở hữu nhà ở của các đối tượng này cũng có thể sẽ thông thoáng hơn rất nhiều.
Lần sửa đổi này, đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được mở rộng.
Trình dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại phiên họp sáng 6/3 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, một trong những yêu cầu khi xây dựng dự án luật là tránh gây phiền hà, tiêu cực trong việc phát triển và quản lý nhà ở. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở.
Theo Bộ trưởng Dũng, quy định tại Luật Nhà ở hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế nên chưa khuyến khích được kiều bào cũng như tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, từ đó hạn chế việc thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế.
Lần sửa đổi này, đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được mở rộng.
Quy định của dự luật cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được phép về Việt Nam thì được sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước, không phân biệt loại nhà và số lượng nhà được sở hữu.
Còn đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao, tổ chức phi Chính phủ) khi được phép vào Việt Nam làm việc, hoạt động thì được mua và sở hữu nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, bao gồm cả chung cư và nhà ở riêng lẻ, kể cả nhà ở trong khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến thống nhất với quy định tại điều 155 của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép các cá nhân nước ngoài mà được nhập cảnh vào Việt Nam nếu có nhu cầu thì đều có quyền mua và sở hữu nhà ở thì vẫn còn loại ý kiến cho rằng nên quy định điều kiện chặt chẽ hơn như chỉ cho phép các cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì mới được sở hữu nhà ở để hạn chế các trường hợp lợi dụng chính sách, gây lũng đoạn thị trường bất động sản và để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Bên cạnh nội dung nói trên, tại 9 nhóm vấn đề khác được đề xuất sửa đổi ở dự thảo luật cũng có nhiều nội dung đáng chú ý. Như, quy định cụ thể về thời hạn sử dụng nhà chung cư theo theo cấp công trình quy định của pháp luật về xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi trong việc cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ khi bị xuống cấp, hư hỏng. Đồng thời, dự thảo luật cũng bổ sung quy định cho phép các bên tham gia giao dịch mua bán nhà ở có thể thỏa thuận để bên mua được sở hữu nhà ở trong một thời hạn nhất định nhằm góp phần giảm giá bán nhà ở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người dân có thể lựa chọn hình thức sở hữu nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của mình.
Một trong những điểm mới được Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh là dự thảo luật sẽ quy định về xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về nhà ở đầy đủ, tin cậy và cập nhật để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách về phát triển nhà ở.
"Khi chúng tôi được giao nhiệm vụ làm ấm thị trường bất động sản thì rất khó khăn trong việc có số liệu tin cậy để đề ra giải pháp hiệu quả", Bộ trưởng Dũng nói.
Trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 5 tới đây, dự thảo luật sẽ tiếp tục được hoàn thiện sau phiên thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, sáng nay.
Theo Bộ trưởng Dũng, quy định tại Luật Nhà ở hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế nên chưa khuyến khích được kiều bào cũng như tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, từ đó hạn chế việc thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế.
Lần sửa đổi này, đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được mở rộng.
Quy định của dự luật cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được phép về Việt Nam thì được sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước, không phân biệt loại nhà và số lượng nhà được sở hữu.
Còn đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao, tổ chức phi Chính phủ) khi được phép vào Việt Nam làm việc, hoạt động thì được mua và sở hữu nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, bao gồm cả chung cư và nhà ở riêng lẻ, kể cả nhà ở trong khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến thống nhất với quy định tại điều 155 của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép các cá nhân nước ngoài mà được nhập cảnh vào Việt Nam nếu có nhu cầu thì đều có quyền mua và sở hữu nhà ở thì vẫn còn loại ý kiến cho rằng nên quy định điều kiện chặt chẽ hơn như chỉ cho phép các cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì mới được sở hữu nhà ở để hạn chế các trường hợp lợi dụng chính sách, gây lũng đoạn thị trường bất động sản và để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Bên cạnh nội dung nói trên, tại 9 nhóm vấn đề khác được đề xuất sửa đổi ở dự thảo luật cũng có nhiều nội dung đáng chú ý. Như, quy định cụ thể về thời hạn sử dụng nhà chung cư theo theo cấp công trình quy định của pháp luật về xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi trong việc cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ khi bị xuống cấp, hư hỏng. Đồng thời, dự thảo luật cũng bổ sung quy định cho phép các bên tham gia giao dịch mua bán nhà ở có thể thỏa thuận để bên mua được sở hữu nhà ở trong một thời hạn nhất định nhằm góp phần giảm giá bán nhà ở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người dân có thể lựa chọn hình thức sở hữu nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của mình.
Một trong những điểm mới được Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh là dự thảo luật sẽ quy định về xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về nhà ở đầy đủ, tin cậy và cập nhật để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách về phát triển nhà ở.
"Khi chúng tôi được giao nhiệm vụ làm ấm thị trường bất động sản thì rất khó khăn trong việc có số liệu tin cậy để đề ra giải pháp hiệu quả", Bộ trưởng Dũng nói.
Trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 5 tới đây, dự thảo luật sẽ tiếp tục được hoàn thiện sau phiên thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, sáng nay.
Theo Bất Động Sản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét