Xem thêm:
Nhà phân tích Jeffrey Currie của Goldman Sachs vừa đưa ra lý giải cho dự báo kém lạc quan của ngân hàng này về triển vọng giá vàng trong năm nay. Theo đó, đợt tăng giá đầu năm đang diễn ra của vàng sẽ không chỉ “hụt hơi”, mà giá vàng sẽ còn lao dốc trong thời gian từ nay tới cuối năm.
Goldman Sachs dự báo đến cuối năm nay, giá vàng chỉ còn 1.050 USD/oz - Ảnh: AFP/Getty.
Phát biểu trên kênh CNBC ngày 13/1, ông Currie, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản của Goldman Sachs, dự báo đến cuối năm nay, giá vàng chỉ còn 1.050 USD/oz, đồng nghĩa với việc giảm 16% từ mức giá hiện tại 1.251 USD/oz.
Nếu dự báo này của Goldman Sachs trở thành sự thật, với các giả thiết là giá vàng trong nước giữ mức chênh cao hơn giá vàng thế giới khoảng 3,4 triệu đồng/lượng và tỷ giá USD/VND là 21.150 đồng như hiện tại, giá vàng SJC bán ra tại Việt Nam vào cuối năm chỉ vào khoảng hơn 30 triệu đồng/lượng. Sáng nay (14/1), giá vàng SJC bán lẻ vàng SJC tại Hà Nội ở mức dưới 35,3 triệu đồng/lượng.
Theo lý giải của ông Currie, cơ sở để Goldman Sachs đưa ra dự báo giá vàng như trên là sự phục hồi kinh tế.
“Quan điểm của chúng tôi dựa trên kỳ vọng rằng, nền kinh tế Mỹ sẽ thoát khỏi giai đoạn tăng trưởng trì trệ và phục hồi. Nói tới chuyện bán khống vàng, thì đó thực chất là một sự đặt cược vào khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ”, ông Currie phát biểu.
Vàng đã tăng giá mạnh liên tục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Giá kim loại quý này đã đạt tới những ngưỡng kỷ lục nhờ lãi suất siêu thấp và các chương trình kích thích tăng trưởng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tuy nhiên, năm 2013, giá vàng giảm mạnh trở lại do lo ngại FED sẽ cắt giảm gói nới lỏng QE3 sớm hơn dự kiến.
Tuần trước, sau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm kém khả quan hơn dự kiến, giới đầu tư lại bắt đầu thể hiện sự hứng thú với vàng. Nhiều nhà quan sát cho rằng, với một thị trường việc làm còn nhiều yếu kém, FED chưa thể đẩy nhanh việc cắt giảm quy mô của gói QE3. Tốc độ bán ròng vàng của quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust gần đây cũng chững lại trông thấy.
Mặc dù vậy, sự phục hồi đang diễn ra của giá vàng cũng không khiến các chuyên gia của Goldman Sachs thay đổi quan điểm về triển vọng giá vàng năm nay. Ông Currie nói, vàng vốn dĩ vẫn là một kênh đầu tư chống lạm phát hàng đầu, nhưng ông không nhận thấy có áp lực lạm phát mạnh trong vòng vài năm tới. Theo ông Currie, chỉ khi nào nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn, lạm phát tăng lên, thì vàng mới có thể lại hấp dẫn như xưa.
Đợt tăng giá đầu năm 2014 của vàng sẽ không kéo dài lâu, ông Currie khẳng định.
Những mặt hàng cơ bản khác được ông Currie dự báo triển vọng ảm đạm trong năm nay bao gồm đậu tương và đồng. Ông Currie cũng chưa muốn đặt cược lớn vào dầu vì tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Lybia và Iran. Theo nhà phân tích này, năm nay, giới đầu tư sẽ tiếp tục dịch chuyển khỏi các thị trường mới nổi phụ thuộc nhiều vào các loại hàng hóa cơ bản, sang các nền kinh tế phát triển, và xu hướng này sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các loại hàng hóa ngoài vàng.
“Xu hướng lớn của năm nay sẽ là dịch chuyển từ các thị trường mới nổi sang các thị trường phát triển”, ông Currie nói.
Nếu dự báo này của Goldman Sachs trở thành sự thật, với các giả thiết là giá vàng trong nước giữ mức chênh cao hơn giá vàng thế giới khoảng 3,4 triệu đồng/lượng và tỷ giá USD/VND là 21.150 đồng như hiện tại, giá vàng SJC bán ra tại Việt Nam vào cuối năm chỉ vào khoảng hơn 30 triệu đồng/lượng. Sáng nay (14/1), giá vàng SJC bán lẻ vàng SJC tại Hà Nội ở mức dưới 35,3 triệu đồng/lượng.
Theo lý giải của ông Currie, cơ sở để Goldman Sachs đưa ra dự báo giá vàng như trên là sự phục hồi kinh tế.
“Quan điểm của chúng tôi dựa trên kỳ vọng rằng, nền kinh tế Mỹ sẽ thoát khỏi giai đoạn tăng trưởng trì trệ và phục hồi. Nói tới chuyện bán khống vàng, thì đó thực chất là một sự đặt cược vào khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ”, ông Currie phát biểu.
Vàng đã tăng giá mạnh liên tục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Giá kim loại quý này đã đạt tới những ngưỡng kỷ lục nhờ lãi suất siêu thấp và các chương trình kích thích tăng trưởng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tuy nhiên, năm 2013, giá vàng giảm mạnh trở lại do lo ngại FED sẽ cắt giảm gói nới lỏng QE3 sớm hơn dự kiến.
Tuần trước, sau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm kém khả quan hơn dự kiến, giới đầu tư lại bắt đầu thể hiện sự hứng thú với vàng. Nhiều nhà quan sát cho rằng, với một thị trường việc làm còn nhiều yếu kém, FED chưa thể đẩy nhanh việc cắt giảm quy mô của gói QE3. Tốc độ bán ròng vàng của quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust gần đây cũng chững lại trông thấy.
Mặc dù vậy, sự phục hồi đang diễn ra của giá vàng cũng không khiến các chuyên gia của Goldman Sachs thay đổi quan điểm về triển vọng giá vàng năm nay. Ông Currie nói, vàng vốn dĩ vẫn là một kênh đầu tư chống lạm phát hàng đầu, nhưng ông không nhận thấy có áp lực lạm phát mạnh trong vòng vài năm tới. Theo ông Currie, chỉ khi nào nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn, lạm phát tăng lên, thì vàng mới có thể lại hấp dẫn như xưa.
Đợt tăng giá đầu năm 2014 của vàng sẽ không kéo dài lâu, ông Currie khẳng định.
Những mặt hàng cơ bản khác được ông Currie dự báo triển vọng ảm đạm trong năm nay bao gồm đậu tương và đồng. Ông Currie cũng chưa muốn đặt cược lớn vào dầu vì tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Lybia và Iran. Theo nhà phân tích này, năm nay, giới đầu tư sẽ tiếp tục dịch chuyển khỏi các thị trường mới nổi phụ thuộc nhiều vào các loại hàng hóa cơ bản, sang các nền kinh tế phát triển, và xu hướng này sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các loại hàng hóa ngoài vàng.
“Xu hướng lớn của năm nay sẽ là dịch chuyển từ các thị trường mới nổi sang các thị trường phát triển”, ông Currie nói.
Theo Giá Vàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét