Xem thêm:
Giới siêu giàu nắm giữ 5,3 nghìn tỷ USD giá trị bất động sản
Mặc dù Nghị định số 22/1998/NĐ-CP về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đã hết hiệu lực từ năm 2004 và được thay thế bằng Nghị định 197/2004, thế nhưng UBND quận Bình Tân vẫn “vô tư” lấy làm căn cứ để áp giá bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên với giá rẻ mạt.
Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên còn ngổn ngang do người dân không chấp nhận di dời
Chính điều này khiến hàng trăm hộ dân khiếu kiện khắp nơi và không chịu bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư thực hiện dự án.
Từ có nhà thành vô gia cư
Dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên do Sở Nông nghiệp TPHCM làm chủ đầu tư, được UBND thành phố phê duyệt ngày 15-5-2002, là một công trình trọng điểm nhằm giải quyết ngập úng và cải thiện môi trường cho khu vực rộng gần 15.000ha, bao gồm các quận, huyện: 8, 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Chánh với tổng số vốn giai đoạn 1 lên đến 1.950 tỷ đồng. Đáng lẽ dự án này phải hoàn thành vào cuối năm 2013, nhưng đành lỗi hẹn. Trong khi các quận, huyện khác đến nay đã cơ bản hoàn thành việc đền bù và tái định cư cho người dân ổn định cuộc sống thì trên địa bàn quận Bình Tân vẫn còn tới trên 400 hộ dân không chịu nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng. Hàng trăm người dân đang khiếu kiện khắp nơi vì cho rằng chính sách đền bù của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) quận Bình Tân chưa thỏa đáng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân.
Ông Cao Minh Phúc (SN 1970, ngụ 104/13, đường số 11, phường Bình Hưng Hòa) cho biết năm 2001 ông về đây mua đất dựng nhà để ở. Đến năm 2002, khi dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên được thành phố phê duyệt thì ông nghe nói nhiều hộ dân sẽ bị ảnh hưởng nhưng chưa biết quy mô dự án lớn đến đâu. Mãi đến ngày 12-3-2004, UBND quận Bình Tân mới ra quyết định số 230/QĐ-UB thành lập Hội đồng BTGPMB của dự án. Ngày 15-6-2004, Hội đồng BTGPMB thông qua phương án giá bồi thường cho những hộ dân bị ảnh hưởng với đơn giá suốt tuyến kênh là 2,5 triệu đồng/m2. Riêng tại các điểm giao nhau giữa tuyến kênh và các đường có cầu cắt qua tuyến kênh thì đơn giá sẽ cao hơn. Thế nhưng do không có tiền để chi trả đền bù nên mọi việc không thể triển khai được. Người dân ở khu vực này cũng không biết nhà nào sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án.
Mãi đến ngày 26-11-2008, UBND quận Bình Tân mới tiến hành kiểm kê để bồi thường cho gia đình ông. Ngày 22-12-2008, không cần ban hành quyết định thu hồi đất, UBND quận Bình Tân ban hành luôn quyết định chi trả bồi thường số 18804/QĐ-UBND giải tỏa trắng căn nhà 32m2 của gia đình ông. Điều buồn cười là dù Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã hết thời hạn hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 197/2004/NĐ-CP từ ngày 18-12-2004 nhưng UBND quận Bình Tân vẫn lấy làm căn cứ để áp đơn giá bồi thường chỉ 2,5 triệu đồng/m2, đúng bằng với đơn giá được phê duyệt năm 2004 (?!). Tổng cộng tất cả các khoản chi trả bồi thường cho nhà ở, đất ở... gia đình ông được nhận hơn 113 triệu đồng. Với số tiền này, gia đình ông không thể tìm ra đâu để mua được một chỗ ở ổn định.
Luật sư Hồ Minh Thanh, đoàn luật sư TPHCM cho biết, đến năm 2008, UBND quận Bình Tân mới kiểm kê để áp giá bồi thường thì phải căn cứ vào đơn giá tại thời điểm đó để bồi thường cho người dân chứ không thể kéo lùi về áp giá từ tận năm 2004 như vậy được. Bên cạnh đó, việc UBND quận Bình Tân căn cứ vào Nghị định 22/1998/NĐ-CP đã không còn hiệu lực pháp luật để ra quyết định bồi thường là một sai phạm hết sức nghiêm trọng. Điều này sẽ khiến các quyết định chi trả bồi thường trên trở nên vô hiệu.
Biết sai phạm vẫn cố làm
Không chỉ dùng nghị định quá đát để áp giá bồi thường thấp mà UBND quận Bình Tân còn bất nhất trong cách giải quyết bồi thường khiến người dân rất bức xúc. Theo ông Trần Ngọc Minh (SN 1968, ngụ 54/14F phường Bình Hưng Hòa), gia đình ông mua lô đất 82,8m2 thuộc thửa 217, tờ bản đồ số 8 của một người dân ở đây từ năm 1998. Năm 2001, ông xây dựng nhà để ở. Năm 2005, ông được Ban BTGPMB thông báo căn nhà ông thuộc diện giải tỏa trắng. Ngày 15-4-2005, trên cơ sở bản vẽ hồ sơ kỹ thuật phục vụ công tác bồi thường do Công ty Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi lập ngày 25-12-2003, Ban BTGPMB quận Bình Tân lập bảng chiết tính hỗ trợ bồi thường với tổng số tiền trên 184 triệu đồng. Nhiều lần ông lên Ban BTGPMB quận đề nghị được nhận tiền nhưng nơi đây cho biết chưa có. Đùng một cái, đến năm 2010, UBND quận Bình Tân lại căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật mới do Công ty TNHH đo đạc - xây dựng Hoàng Anh Anh lập ngày 18-6-2009 để cho rằng đất của ông lấn chiếm kênh rạch nên không được nhận bồi thường mà chỉ hỗ trợ di dời 15 triệu đồng.
Qua tìm hiểu chúng tôi còn được biết: ngày 13-9-2010, Thanh tra quận Bình Tân đã có báo cáo số 179/BC-TTr gửi Chủ tịch UBND quận và Chủ tịch Hội đồng bồi thường dự án nêu rõ: Hai bản vẽ kỹ thuật do hai công ty đo vẽ năm 2003 và năm 2009 thể hiện phần đất bị ảnh hưởng giải tỏa nằm toàn bộ trên kênh rạch không giống nhau và chưa được cơ quan chức năng thẩm định tính chính xác. Do vậy, Thanh tra quận Bình Tân kiến nghị Ban BTGPMB quận thuê trung tâm đo đạc bản đồ thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố đo vẽ lại để làm cơ sở bồi thường cho người dân. Đồng thời công văn này cũng chỉ ra, căn cứ Công văn số 11513/STC-BVG ngày 9-11-2007 của Sở Tài chính thành phố và văn bản số 8811/UBND-ĐTTM ngày 18-12-2007 của UBND TPHCM quy định trường hợp các hộ có nhà, công trình xây dựng trên kênh rạch và sử dụng từ ngày 15-10-1993 đến trước ngày 22-4-2002 thì ngoài việc hỗ trợ theo quy định, nếu có nhu cầu thực sự về chỗ ở thì xem xét giải quyết mua một căn hộ theo giá bảo toàn vốn hoặc cho thuê căn hộ theo giá bảo toàn vốn (khấu hao 30 năm). Thế nhưng không hiểu sao những kiến nghị trên bị rơi vào quên lãng, còn người dân thì phải mất công khiếu kiện khắp nơi để đòi lại quyền lợi cho mình.
Dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên do Sở Nông nghiệp TPHCM làm chủ đầu tư, được UBND thành phố phê duyệt ngày 15-5-2002, là một công trình trọng điểm nhằm giải quyết ngập úng và cải thiện môi trường cho khu vực rộng gần 15.000ha, bao gồm các quận, huyện: 8, 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Chánh với tổng số vốn giai đoạn 1 lên đến 1.950 tỷ đồng. Đáng lẽ dự án này phải hoàn thành vào cuối năm 2013, nhưng đành lỗi hẹn. Trong khi các quận, huyện khác đến nay đã cơ bản hoàn thành việc đền bù và tái định cư cho người dân ổn định cuộc sống thì trên địa bàn quận Bình Tân vẫn còn tới trên 400 hộ dân không chịu nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng. Hàng trăm người dân đang khiếu kiện khắp nơi vì cho rằng chính sách đền bù của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) quận Bình Tân chưa thỏa đáng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân.
Ông Cao Minh Phúc (SN 1970, ngụ 104/13, đường số 11, phường Bình Hưng Hòa) cho biết năm 2001 ông về đây mua đất dựng nhà để ở. Đến năm 2002, khi dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên được thành phố phê duyệt thì ông nghe nói nhiều hộ dân sẽ bị ảnh hưởng nhưng chưa biết quy mô dự án lớn đến đâu. Mãi đến ngày 12-3-2004, UBND quận Bình Tân mới ra quyết định số 230/QĐ-UB thành lập Hội đồng BTGPMB của dự án. Ngày 15-6-2004, Hội đồng BTGPMB thông qua phương án giá bồi thường cho những hộ dân bị ảnh hưởng với đơn giá suốt tuyến kênh là 2,5 triệu đồng/m2. Riêng tại các điểm giao nhau giữa tuyến kênh và các đường có cầu cắt qua tuyến kênh thì đơn giá sẽ cao hơn. Thế nhưng do không có tiền để chi trả đền bù nên mọi việc không thể triển khai được. Người dân ở khu vực này cũng không biết nhà nào sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án.
Mãi đến ngày 26-11-2008, UBND quận Bình Tân mới tiến hành kiểm kê để bồi thường cho gia đình ông. Ngày 22-12-2008, không cần ban hành quyết định thu hồi đất, UBND quận Bình Tân ban hành luôn quyết định chi trả bồi thường số 18804/QĐ-UBND giải tỏa trắng căn nhà 32m2 của gia đình ông. Điều buồn cười là dù Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã hết thời hạn hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 197/2004/NĐ-CP từ ngày 18-12-2004 nhưng UBND quận Bình Tân vẫn lấy làm căn cứ để áp đơn giá bồi thường chỉ 2,5 triệu đồng/m2, đúng bằng với đơn giá được phê duyệt năm 2004 (?!). Tổng cộng tất cả các khoản chi trả bồi thường cho nhà ở, đất ở... gia đình ông được nhận hơn 113 triệu đồng. Với số tiền này, gia đình ông không thể tìm ra đâu để mua được một chỗ ở ổn định.
Luật sư Hồ Minh Thanh, đoàn luật sư TPHCM cho biết, đến năm 2008, UBND quận Bình Tân mới kiểm kê để áp giá bồi thường thì phải căn cứ vào đơn giá tại thời điểm đó để bồi thường cho người dân chứ không thể kéo lùi về áp giá từ tận năm 2004 như vậy được. Bên cạnh đó, việc UBND quận Bình Tân căn cứ vào Nghị định 22/1998/NĐ-CP đã không còn hiệu lực pháp luật để ra quyết định bồi thường là một sai phạm hết sức nghiêm trọng. Điều này sẽ khiến các quyết định chi trả bồi thường trên trở nên vô hiệu.
Biết sai phạm vẫn cố làm
Không chỉ dùng nghị định quá đát để áp giá bồi thường thấp mà UBND quận Bình Tân còn bất nhất trong cách giải quyết bồi thường khiến người dân rất bức xúc. Theo ông Trần Ngọc Minh (SN 1968, ngụ 54/14F phường Bình Hưng Hòa), gia đình ông mua lô đất 82,8m2 thuộc thửa 217, tờ bản đồ số 8 của một người dân ở đây từ năm 1998. Năm 2001, ông xây dựng nhà để ở. Năm 2005, ông được Ban BTGPMB thông báo căn nhà ông thuộc diện giải tỏa trắng. Ngày 15-4-2005, trên cơ sở bản vẽ hồ sơ kỹ thuật phục vụ công tác bồi thường do Công ty Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi lập ngày 25-12-2003, Ban BTGPMB quận Bình Tân lập bảng chiết tính hỗ trợ bồi thường với tổng số tiền trên 184 triệu đồng. Nhiều lần ông lên Ban BTGPMB quận đề nghị được nhận tiền nhưng nơi đây cho biết chưa có. Đùng một cái, đến năm 2010, UBND quận Bình Tân lại căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật mới do Công ty TNHH đo đạc - xây dựng Hoàng Anh Anh lập ngày 18-6-2009 để cho rằng đất của ông lấn chiếm kênh rạch nên không được nhận bồi thường mà chỉ hỗ trợ di dời 15 triệu đồng.
Qua tìm hiểu chúng tôi còn được biết: ngày 13-9-2010, Thanh tra quận Bình Tân đã có báo cáo số 179/BC-TTr gửi Chủ tịch UBND quận và Chủ tịch Hội đồng bồi thường dự án nêu rõ: Hai bản vẽ kỹ thuật do hai công ty đo vẽ năm 2003 và năm 2009 thể hiện phần đất bị ảnh hưởng giải tỏa nằm toàn bộ trên kênh rạch không giống nhau và chưa được cơ quan chức năng thẩm định tính chính xác. Do vậy, Thanh tra quận Bình Tân kiến nghị Ban BTGPMB quận thuê trung tâm đo đạc bản đồ thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố đo vẽ lại để làm cơ sở bồi thường cho người dân. Đồng thời công văn này cũng chỉ ra, căn cứ Công văn số 11513/STC-BVG ngày 9-11-2007 của Sở Tài chính thành phố và văn bản số 8811/UBND-ĐTTM ngày 18-12-2007 của UBND TPHCM quy định trường hợp các hộ có nhà, công trình xây dựng trên kênh rạch và sử dụng từ ngày 15-10-1993 đến trước ngày 22-4-2002 thì ngoài việc hỗ trợ theo quy định, nếu có nhu cầu thực sự về chỗ ở thì xem xét giải quyết mua một căn hộ theo giá bảo toàn vốn hoặc cho thuê căn hộ theo giá bảo toàn vốn (khấu hao 30 năm). Thế nhưng không hiểu sao những kiến nghị trên bị rơi vào quên lãng, còn người dân thì phải mất công khiếu kiện khắp nơi để đòi lại quyền lợi cho mình.
Theo Bất Động Sản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét