Xem thêm:
Mặt bằng bán lẻ: “Nở” không kịp
Sau một giai đoạn khá dài chìm trong “băng giá”, thị trường bất động sản năm 2013 cũng đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khá tích cực. Thanh khoản của thị trường vào những tháng cuối năm được cải thiện khá mạnh ở phân khúc bình dân và nhà giá thấp. Gói hỗ trợ bất động sản 30.000 tỷ dù mới chỉ giải ngân được 2,8% (tính đến 15/01) nhưng cũng phần nào tác động tích cực đến tâm lý thị trường.
Dù vậy, nhiều dự báo vẫn cho rằng thị trường bất động sản sẽ vẫn còn nhiều khó khăn ít nhất là đến năm 2015. Năm 2014, thị trường có thể tích cực hơn nhưng cũng là năm mà nhiều doanh nghiệp yếu kém trong ngành buộc phải phá sản do không thể trụ được. Giá nhà đất vẫn chưa thể phục hồi nhưng giao dịch có thể tăng lên, đặc biệt là ở phân khúc bình dân. Tuy nhiên, trong thời gian tới sẽ vẫn có nhiều doanh nghiệp bất động sản phải phá sản, dự án được chuyển giao cho các đối tác mạnh hơn.
Phân khúc căn hộ tại thị trường Tp HCM
Theo thống kê của CafeLand tại thị trường Tp HCM năm 2013 có khoảng 7.600 căn hộ được chào bán, tăng gần 80% so với năm trước. Số căn hộ chào bán trong 6 tháng cuối năm tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm. Cụ thể, trong 6 tháng cuối năm số căn hộ chào bán lên tới 5,436 căn hộ bằng 70% so với cả năm. Số căn hộ chào bán năm 2013 chủ yếu tập trung ở quận 7 và một số quận xa trung tâm.
Trong số căn hộ chào bán ước tính có 5% căn hộ thuộc phân khúc cao cấp, 17% căn hộ trung cấp, còn lại gần 80% thuộc phân khúc căn hộ bình dân. Có khoảng 5.800 căn được hấp thụ trong toàn năm 2013, tăng 46% so với năm trước.
Tính đến cuối năm 2013, theo ước tính của Cafeland tại TP HCM có khoảng hơn 30.000 căn hộ được chào bán, trong đó vẫn còn kho hơn 15.000 căn hộ trên thị trường sơ cấp.
Giá bán các căn hộ ở phân khúc bình dân giảm nhẹ so với đầu năm. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm tình trạng giảm giá không xảy ra. Thay vào đó các doanh nghiệp đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lãi suất, giãn thời gian đóng tiền để thu hút khách hàng. Trong khi đó, giá các căn hộ trung và cao cấp tiếp tục giảm khá mạnh. Những tháng cuối năm việc giai đoạn 3 của dự án Sunrise City và dự án The EverRich 3 tuyên bố giảm giá 50% đã gây nên làn sóng trên thị trường.
Rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đã chuyển hướng sang việc xây dựng căn hộ bình dân với diện tích nhỏ. Thậm chí nhiều chủ dự án tại quận 9, quận 12, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè,… đã thay đổi thiết kế chia nhỏ căn hộ để dễ bán hàng. Nhiều chủ đầu tư tích cực trong việc đẩy nhanh tiến độ căn hộ để thu hút người mua.
Phân khúc căn hộ tại thị trường Hà Nội
Thống kê của CafeLand tại thị trường bất động sản Hà Nội cho thấy năm 2013 có 8,848 căn hộ được chào bán, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có hơn 70% căn hộ được chào bán trong 6 tháng cuối năm. Ước tính tổng nguồn cung căn hộ tính đến hết năm 2013 lên tới 15.500 căn, tăng hơn 5% so so với cùng kỳ năm 2012.
Giá căn hộ thứ cấp tiếp tục giảm trên tất cả các quận/huyện. Mức giảm giá mạnh nhất diễn ra ở quận Ba Đình, giảm -7% theo quý. Các quận có mức giảm giá thấp hơn là Gia Lâm, Hà Đông và Đống Đa, giảm -6% ở mỗi quận so với Q3/2013.
Tuy nhiên, theo bộ chỉ số giá bất động sản của Bộ Xây dựng chỉ số giá loại căn hộ chung cư trung cấp tăng nhẹ từ 81% lên 83%, quận Đống Đa tăng từ 75% lên 79%, Hà Đông tăng từ 66% lên 69%, Hoàng Mai tăng từ 71% lên 72%, Long Biên tăng từ 81% lên 82%, Tây Hồ tăng 82% lên 84%.Với loại căn hộ chung cư bình dân, chỉ số giá gần như giữ nguyên so với quý III/2013, cụ thể, căn hộ bình dân tại quận Hoàng Mai chỉ số giá vẫn đứng ở mức 80% kể từ quý II/2013.
Còn phân khúc căn hộ cao cấp giá vẫn giữ nguyên trong vòng nhiều quý. Cụ thể, tại quận Cầu Giấy, chỉ số này đứng ở mức 72% trong vòng 4 quý của năm 2013, tại quận Thanh Xuân quý III và quý IV cùng đứng ở mức 85%, giá chung cư cao cấp tại quận Tây Hồ giữ mức 77% trong suốt 3 quý cuối năm, chỉ số này tại quận Từ Liêm là 71%.
Tại thị trường Hà Nội xuất hiện xu hướng chủ đầu tư đổi tên dự án để nâng cao nhận diện thương hiệu cho khách hàng. Điển hình là Vingroup với việc thành lập thương hiệu Vinhomes, Nam Cường lập thương hiệu The Sparks; Xuân Mai Tower cũng đã được đổi tên thành Xuân Mai Park State.
Đáng chú ý, trong năm 2013 trên thị trường bất động sản Hà Nội xảy ra rất nhiều vụ tranh chấp đình đám hầu hết nguyên nhân là do chủ đầu tư chậm bàn giao căn hộ và những bất đồng giữa người mua nhà và chủ đầu tư dự án trong việc tính diện tích căn hộ như tại dự án Dương Nội của Nam Cường, Đại Thanh của Công ty tư nhân số 1 Lai Châu, Xuân Mai Park State của Vinaconex Xuân Mai, Splendora của Liên doanh An Khánh JVC;…
Xem báo cáo đầy đủ tại đây.
Theo Bất Động Sản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét